Games trong lớp - trò chơi cho học viên nhưng căng não cho giáo viên
Liệu có phải games luôn là công cụ dạy học hiệu quả ? Chúng ta nên tiếp cận games như thế nào cho đúng? Liệu có phải games là " kim bài miễn tử" hay ko=))
Thông thường nếu chúng ta nhìn vào các sách giáo khoa được sử dụng trên trường hay ở các trung tâm, cũng như các workshops về dạy thiếu nhi thì fun and games dường như luôn là một phần không thể thiếu. Nhưng khi học sinh bắt đầu tầm lớp năm trở lên tới cấp hai, chúng ta sẽ nhận thấy có một sự thay đổi đang diễn ra.
Học sinh sẽ trở nên khá là ko còn ham chơi games như trước nữa, không hào hứng với những trò chơi nên giáo viên cũng sẽ nghĩ rằng học sinh teens và người lớn thì không thích chơi games nữa và games chỉ phù hợp với cấp một thôi, tới cấp hai là nên bớt bớt lại dùm. Thế nhưng chính những học sinh teen có vẻ là không hào hứng với games trên lớp cho lắm nhưng lại có thể dành ra hàng giờ chơi games trên máy tính/ điện thoại ? Liệu có phải chúng ta đang hơi vội vã kết luận về games hay không?
Khi thử nghĩ về gamification trong lớp học và bắt đầu thử áp dụng trong lớp học của hãy suy nghĩ về hai yếu tố là extrinsic motivation và giới thiệu về PBL ( points - badges - leadearboards). Còn nếu muốn làm cho học trò có hứng thú với các tiết học một cách lâu dài thì chúng ta lại cần để ý thêm 1 yếu tố nữa - intrinsic motivation.
Khi nói về gamification thường mọi người sẽ nghĩ về mấy games dạy học mà mọi người hay làm, games đập bảng games đóng băng trong khi dạy học đó nhưng mà mọi chuyện không như bạn nghĩ đâu nha. Gamification là việc chúng ta sử dụng các yếu tố liên quan đến game cũng như lý thuyết về game trong lớp học. Đó là một quá trình kéo dài qua nhiều tiết học. Không biết hiện tại mọi người sử dụng games với tần suất như thế nào trong lớp học? Mình đoán là có thể mọi người hay dùng ở phần warm-up và cho học sinh chơi như kiểu reward sau một quá trình học kiến thức vất vả. Và thông thường học trò teen và người lớn là hai đối tượng sẽ bớt “ chơi games lại”
Nhưng có một kiểu nữa đó là các thầy cô sau một vài cố gắng thử nghiệm không thành công thì đã hơi vội vàng nhảy luôn tới kết luận là học trò của tôi” không thích chơi games”. Vấn đề ở đây nằm ở chỗ mọi người hay nhầm tưởng bất kỳ hoạt động mang tính tương tác nào cũng được gọi là “ game” . Một trong những định nghĩa về games đó là “the game is a series of meaningful decisions, which influence the outcome of the game”. Khi phân tích về games bằng cách tìm kiếm trên mạng với từ khóa ELT games, hầu hết chúng đều là các hoạt động khác nhau chứ chưa phải là games thực sự.
Thử lấy một ví dụ về hoạt động Role-play mang tên In a café. Thông thường hai học sinh sẽ đóng vai một người là khách người kia là bồi bàn rồi hai người nói chuyện trong quán cà phê. Tuy nhiên simulation activities kiểu này thường khá là chán nếu chúng ta không thêm vào những yếu tố mang tính chiến lược khác, học viên nói được vài câu sẽ không còn gì để tiếp tục. Chỉ cần thêm vào một vài thứ như quy định hay mục tiêu của người chơi thôi thì chúng ta mới biến hóa nó thành game được. Ví dụ, học trò được cho một số tiền nhất định và bạn phải mua đủ tầm 2000 calories ; làm ơn đi tới café và cố gắng gọi món ăn sao cho đủ no đủ dinh dưỡng nhưng ai còn tiền thừa nhiều hơn là người thắng.
Cách đơn giản nhất là chúng ta thử thêm vào những yếu tố “ mang tính cạnh tranh” khi chúng ta chia lớp thành hai đội và nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ xong trước sẽ thắng. Hay là chúng ta thử set thời gian và người có nhiều đáp án đúng nhất trong vòng hai phút sẽ thắng. Thật lòng mà nói thì mấy cuộc thi kiểu thi giải đố này nọ không thể tính là real games được=(((
Vậy làm sao để gamify những hoạt động ở trong sách giáo khoa? Nếu như mọi người chưa thực sự gọi là dám dấn thân all in vào gamification nhưng mà vẫn muốn nâng cấp tư duy về gamification framework của mình lên, hãy thử biến những bài tập mà học trò hay gặp trên sách thành games và competitions xem sao.
Phần này mình sẽ phân tích cực kỳ chi tiết trong Workshop về dạy speaking thứ Bảy tuần này, mình sẽ để link ở đây cho mọi người tiện tham khảo nhé: https://forms.gle/iYRhp45EniHUBZHv8
Grammar Dice Game
Newsletter số 2 này mình có một món quà tặng mọi người: My Grammar Dice Game
https://websim.ai/c/hbIUMPtSRHsVxuCHd
Và đây là prompt mà mình đã dùng:
Create an interactive page with this prompt. Create a conversation game using a dice, where each number corresponds to [six] questions. The questions should cover [basic] grammar points such as………………..and other [simple] structures. Some other questions should explore a variety of semantic fields such as [emotions, travel, relationships, work, and technology]. The questions should be grouped by grammar category or semantic field. State which grammar point or semantic field each number corresponds to. The background should be light red.
Mọi người có thể điều chỉnh lại sao cho phù hợp với nội dung của bài học nhé!
Food for thought
Mình rất tâm đắc với câu nói này: Người chiến thắng không hẳn là người đến sớm nhất. Mà là người ở lại tới cuối cùng! (nghe cũng khá liên quan tới chủ đề games)
Điều mà mình đúc kết được sau 10 năm dạy học và 4 năm cố gắng cần mẫn đi từng bước, từng bước một trên hành trình dạy học sáng tạo.
Người thành công nhất không phải là người đi nhanh nhất, mà là người có đủ sự kiên trì để đi được xa.
Thay vì luôn đắn đo, vò đầu bứt tai bởi những câu hỏi chẳng có hồi kết, hãy bắt tay vào hành động ngay hôm nay, ngay cả khi bạn còn chưa thực sự sẵn sàng 100%. Vì chẳng có gì là tuyệt đối cả. Hành trình dạy học sáng tạo rực rỡ hay héo tàn, thành công hay thất bại, tất cả nằm ở năng lực thực thi của chính bạn.
Chúc thầy cô sẽ có một tháng 10 tuyệt vời nhé!
Trong lúc đang đau buồn vì bị nói "sáng tạo là tốt, nhưng đừng sáng tạo quá"... thì em đọc được bài viết này của chị Emma qua thông báo email. Điều này như chiếc phao cứu sinh cho nguồn cảm hứng sáng tạo và lòng yêu nghề, bám nghề của em :) Cảm ơn chị nhiều, em mới theo dõi và sẽ tiếp tục ủng hộ, học hỏi và cố gắng để song hành được cùng chị :) Best wishes to you.